QUYẾT ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN TẠI BỘ PHẬN TƯ VẤN BAN ĐẦU CỦA TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM BÌNH ĐỊNH

 

     SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH                 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

             VÀ XÃ HỘI BÌNH ĐỊNH                                       Độc lập – Tự do – Hạnh phúc        

TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM 

 

                                                   

Số: 550 /QĐ-TTDVVL                                              Bình Định, ngày  07  tháng 9 năm 2018

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Quy định về quy trình thực hiện tại Bộ phận Tư vấn ban đầu

của Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Định

 
 

 

GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM BÌNH ĐỊNH

 

GIÁM ĐỐC SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Quyết định số 4582/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Bình Định ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Định;

Căn cứ Quyết định số 36/QĐ-UBND ngày 10/11/2015 Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Định;

Căn cứ công văn số 671/CVL-TTLĐ ngày 30/6/2017 của Cục Việc làm về việc mô hình tổ chức, hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm;

Theo đề nghị của Trưởng phòng Hành chính và kế toán về việc phê duyệt Quy định về quy trình thực hiện tại Bộ phận Tư vấn ban đầu của Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Định,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quy trình thực hiện tại Bộ phận Tư vấn ban đầu của Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Định.

Điều 2. Giao Phòng Bảo hiểm thất nghiệp làm đầu mối, phối hợp với các phòng chuyên môn của Trung tâm có liên quan tổ chức hướng dẫn, triển khai, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Trưởng phòng Hành chính và kế toán; Trưởng các phòng nghiệp vụ và công chức, viên chức, lao động hợp đồng của Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Định có trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lưu: VT.

GIÁM ĐỐC
(Đã Ký)

 


 

 Lê Văn Nghinh

 

       SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH                 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

             VÀ XÃ HỘI BÌNH ĐỊNH                                       Độc lập – Tự do – Hạnh phúc        

TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM                                                    

                                                                                                                     

 

QUY ĐỊNH

về quy trình thực hiện tại Bộ phận Tư vấn ban đầu

của Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Định

 (Ban hành kèm theo Quyết định số 550/QĐ-TTDVVL  ngày 07 tháng 9 năm 2018 của Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Định)

 
 

 

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

1. Phạm vi thực hiện

Quy chế này Quy định về nguyên tắc, trách nhiệm phối hợp giữa các phòng chuyên môn của Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Định trong việc Tư vấn, Giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề; hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động (NLĐ) và các nhiệm vụ chuyên môn khác theo quy định.

2. Đối tượng áp dụng

- Các phòng chuyên môn của Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Định.

- Các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc giải quyết việc Tư vấn, Giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề; hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.

3. Nguyên tắc thực hiện

- Thủ tục hành chính (TTHC) phải đơn giản, rõ ràng, đảm bảo công việc giải quyết nhanh chóng, thuận tiện, đúng quy định pháp luật.

- Các nội dung phối hợp giải quyết Tư vấn, Giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề; hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Bộ phận Tư vấn ban đầu được thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của từng phòng chuyên môn của Trung tâm, đảm bảo tính đồng bộ, chặt chẽ để giải quyết công việc kịp thời, chính xác, đúng pháp luật.

- Các Phòng chuyên môn liên quan giải quyết TTHC theo Quy định này thông qua Bộ phận Tư vấn ban đầu là đầu mối thường trực tiếp nhận hồ sơ đề nghị giải quyết TTHC và trả kết quả cuối cùng cho tổ chức, cá nhân.

- Thủ tục giải quyết hồ sơ, mức thu phí và lệ phí (nếu có) thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định của UBND tỉnh, đồng thời phải được niêm yết công khai tại Bộ phận Tư vấn ban đầu, trên Cổng, Trang thông tin điện tử của Trung tâm theo Quy định này.

- Trường hợp thời gian để tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, hoàn chỉnh hồ sơ theo ý kiến của cơ quan thẩm tra, thẩm định thì không tính vào thời gian giải quyết TTHC của Trung tâm.

- Thực hiện việc luân chuyển hồ sơ: nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống phần mềm thực hiện giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa qua một đầu mối tại Bộ phận Tư vấn ban đầu của Trung tâm. Thời gian cơ quan giải quyết hồ sơ được tính kể từ khi tiếp nhận hồ sơ qua hai hình thức nêu trên.

4. Chức năng và nhiệm vụ của Bộ phận Tư vấn ban đầu

- Đón tiếp NLĐ đến giao dịch; Nắm bắt khả năng, nhu cầu của NLĐ.

- Tư vấn: Tư vấn việc làm đối với NLĐ; Tư vấn khác (Kỹ năng thi tuyển, phỏng vấn; Tự tạo việc làm; Tìm việc làm trong nước và ngoài nước); Tư vấn học nghề đối với NLĐ về lựa chọn nghề, trình độ đào tạo, nơi học phù hợp với khả năng và nguyện vọng; Tư vấn về pháp luật lao động việc làm, bảo hiểm thất nghiệp đối với NLĐ, người sử dụng lao động (NSDLĐ).

- Giới thiệu NLĐ tìm việc làm với NSDLĐ cần tuyển lao động

- Giao dịch về thủ tục bảo hiểm thất nghiệp với NLĐ.

- Tổ chức tư vấn chuyên sâu khi NLĐ có nhu cầu.

II. NỘI DUNG CỤ THỂ VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Thủ tục “Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm”

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật Việc làm đang đóng bảo hiểm thất nghiệp bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà có nhu cầu tìm kiếm việc làm được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí thông qua Trung tâm Dịch vụ việc làm.

- Bước 2: Người lao động ghi đầy đủ các thông tin cá nhân, nhu cầu tư vấn, nhu cầu giới thiệu việc làm vào phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm theo mẫu quy định và nộp trực tiếp cho Trung tâm Dịch vụ việc làm.

- Bước 3: Trung tâm Dịch vụ việc làm có trách nhiệm tiếp nhận phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm và căn cứ vào nhu cầu, khả năng của người lao động, nhu cầu tuyển lao động của người sử dụng lao động để kết nối việc làm phù hợp với người lao động.

- Bước 4: Trung tâm Dịch vụ việc làm gửi cho người lao động Phiếu giới thiệu việc làm theo mẫu quy định.

- Bước 5: Trung tâm Dịch vụ việc làm có trách nhiệm theo dõi kết quả dự tuyển lao động để kịp thời hỗ trợ người lao động.

b) Cách thức thực hiện: Người lao động phải trực tiếp nộp phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm và được tư vấn, giới thiệu việc làm trực tiếp.

c) Thành phần hồ sơ: Phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm.

d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

đ) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm đang đóng bảo hiểm thất nghiệp bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Dịch vụ việc làm.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Người lao động được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí.

i) Lệ phí: Không quy định.

k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm (mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH).

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 43 của Luật Việc làm đang đóng bảo hiểm thất nghiệp bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có nhu cầu tìm kiếm việc làm.

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16 tháng 11 năm 2013;

- Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp;

- Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 nêu trên.

 

Mẫu số 01: Ban hành kèm theo Thông t­ư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Th­ương binh và Xã hội

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

PHIẾU TƯ VẤN, GIỚI THIỆU VIỆC LÀM

Kính gửi: Trung tâm Dịch vụ việc làm…….............

 

Họ và tên: ……………………….sinh ngày ...... /……./…… Nam o, Nữ o

Số chứng minh nhân dân:…………...……Ngày cấp: ……/……../….….

Nơi cấp:………………………………………

Số sổ BHXH: ………………………………………………………………

Số điện thoại:……………..……..…Địa chỉ email (nếu có)……..…….………

Dân tộc:………………………....…. Tôn giáo:………………………………

Nơi thường trú.....................................................………………………………

Chỗ ở hiện nay (1):…………….……………….………………………..……

Tình trạng sức khỏe :………………………………………………………

Chiều cao (cm): ……………………….. Cân nặng(kg): ……………………

Trình độ giáo dục phổ thông: …..……….…………………………….………

Ngoại ngữ:…………………………….Trình độ:………………………………

Tin học: …………………….………....Trình độ:……...……………………

Trình độ đào tạo:

Số TT

Chuyên ngành đào tạo

Trình độ đào tạo (2)

1

 

 

2

 

 

….

 

 

Trình độ kỹ năng nghề (nếu có)………………………………………………

Khả năng nổi trội của bản thân …………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

I. THÔNG TIN VỀ QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC

Số TT

Tên đơn vị đã làm việc

Thời gian làm việc

(Từ ngày…/…/….đến ngày. ../…/…)

Vị trí công việc đã làm

1

 

 

 

2

 

 

 

…..

 

 

 

Mức lương (trước lần thất nghiệp gần nhất):…………………………………

Lý do thất nghiệp gần nhất:…………………………………………………

II. TÌNH TRẠNG TÌM KIẾM VIỆC LÀM HIỆN NAY

Đã liên hệ tìm việc làm ở đơn vị nào (từ lần thất nghiệp gần nhất đến nay):……

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

III. NHU CẦU TƯ VẤN, GIỚI THIỆU VIỆC LÀM

1. Tư vấn

Chính sách, pháp luật về lao động việc làm o                Việc làm o

Bảo hiểm thất nghiệp o             Khác o

2. Giới thiệu việc làm

Vị trí công việc:.....................................................................................................

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Mức lương thấp nhất:............................................................................................

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Điều kiện làm việc:……………………………………………………………

Địa điểm làm việc: …………………….………………........................................................................................................................................................................................................................... ………………………………………………………………………………………….

Khác:……………………………………………………………………………………

Loại hình đơn vị: Nhà nước o; Ngoài nhà nước o; Có vốn đầu tư nước ngoài o

 

 

………, ngày...... tháng...... năm ...........

Người đề nghị

(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Ghi rõ số nhà, đường phố, tổ, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc.

(2) Công nhân kỹ thuật không có chứng chỉ nghề, chứng chỉ nghề ngắn hạn dưới 03 tháng, sơ cấp từ 03 tháng đến dưới 12 tháng, trung cấp, cao đẳng, đại học trở lên

           

2. Thủ tục “Giải quyết hỗ trợ học nghề”

a) Trình tự thực hiện:

* Đối với người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp:

- Bước 1: Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có nhu cầu học nghề thì nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề gửi cho Trung tâm Dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

- Bước 2: Trung tâm Dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề và trao cho người lao động phiếu hẹn trả kết quả theo mẫu quy định.

- Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề, Trung tâm Dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xéttrình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định về việc hỗ trợ học nghề cho người lao động.

- Bước 4: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu hẹn trả kết quả người lao động phải đến nhận quyết định về việc hỗ trợ học nghề trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 12 Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH.

* Đối với người thất nghiệp có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc nhưng không thuộc diện hưởng trợ cấp thất nghiệp:

- Bước 1: Người lao động có nhu cầu học nghề nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề cùng với hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm nơi người lao động có nhu cầu học nghề.

- Bước 2: Trung tâm Dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề và trao cho người lao động phiếu hẹn trả kết quả theo mẫu quy định.

- Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề, Trung tâm Dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xéttrình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định về việc hỗ trợ học nghề cho người lao động. Trường hợp người lao động không được hỗ trợ học nghề thì Trung tâm Dịch vụ việc làm phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Bước 4: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu hẹn trả kết quả người lao động phải đến nhận quyết định về việc hỗ trợ học nghề trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 12 Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH.

b) Cách thức thực hiện: Người lao động phải nộp đơn đề nghị hỗ trợ học nghề trực tiếp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm.

c) Thành phần hồ sơ:

- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp: Đề nghị hỗ trợ học nghề theo mẫu quy định.

- Hồ sơ đối với người thất nghiệp có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên nhưng không thuộc diện hưởng trợ cấp thất nghiệp:

+ Đề nghị hỗ trợ học nghề;

+ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây: Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; quyết định thôi việc; quyết định sa thải; quyết định kỷ luật buộc thôi việc; thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 43 Luật Việc làm thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đông lao động theo mùa vụ hoặc theo một việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng đó.

+ Sổ bảo hiểm xã hội.

d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

đ) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp và người thất nghiệp có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên nhưng không thuộc diện hưởng trợ cấp thất nghiệp.

g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Dịch vụ việc làm trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định về việc hỗ trợ học nghề hoặc văn bản trả lời người lao động đối với trường hợp người lao động không đủ điều kiện để được hỗ trợ học nghề theo quy định.

i) Lệ phí: Không quy định.

k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị hỗ trợ học nghề (mẫu số 18 ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH).

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm đang đóng bảo hiểm thất nghiệp.

- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trừ các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 49 Luật Việc làm.

- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 9 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16 tháng 11 năm 2013;

- Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp;

- Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 nêu trên.

- Quyết định số 77/2014/QĐ-TTg ngày 24/12/2014 của Chính phủ quy định mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động tham gia Bảo hiểm thất nghiệp.

 Mẫu số 18: Ban hành kèm theo Thông t­ư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Th­ương binh và Xã hội

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ HỌC NGHỀ

Kính gửi: Trung tâm Dịch vụ việc làm …………………………....................

 

Tên tôi là:......................................................

Sinh ngày............../............. /.................................

Số chứng minh nhân dân: …………………..…...………………………

Ngày cấp: ……/……../….….

Nơi cấp:……………………………………………….

Số sổ BHXH :………...................................................................................

Nơi thường trú (1):………….…..................................................................

Chỗ ở hiện nay (2):..……………….…………………………………......

Số điện thoại để liên hệ (nếu có):...............................................................

Đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Quyết định số................................... ngày .........../.........../............ của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố..............................; thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp là ......................tháng (từ ngày........../........../...........đến ngày.........../ ......../...........) (đối với trường hợp đang hưởng trợ cấp thất nghiệp).

Tổng số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp: …… tháng (đối với trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên nhưng không thuộc diện đang hưởng trợ cấp thất nghiệp).

Tôi có nguyện vọng tham gia khóa đào tạo nghề ……………… với thời gian …….. tháng, tại (tên cơ sở dạy nghề, địa chỉ )……………………………..

Đề nghị quý Trung tâm xem xét, giải quyết chế độ hỗ trợ học nghề để tôi được tham gia khóa đào tạo nghề nêu trên./.

 

 

…......, ngày ....... tháng ..... năm .....

Người đề nghị

(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1,2) Ghi rõ số nhà, đường phố, tổ, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc.

 

3. Thủ tục “Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp”

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm mà có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi qua đường bưu điện đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp vào các ngày làm việc từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 00 phút đến 11 giờ 30 phút; buổi chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 00 phút).

* Người lao động được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;

+ Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;

+ Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp nêu trên là ngày người được ủy quyền trực tiếp nộp hồ sơ hoặc ngày ghi trên dấu bưu điện đối với trường hợp gửi theo đường bưu điện.

- Bước 2: Trung tâm Dịch vụ việc làm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ:

* Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định thì cấp phiếu hẹn trả kết quả;

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, nhân viên được phân công tiếp nhận hướng dẫn bằng văn bản cho người nộp hồ sơ bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

* Trường hợp nộp hồ sơ qua bưu điện:

Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì thực hiện giải quyết hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì mời người nộp hồ sơ đến bổ sung theo quy định.

- Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Trung tâm Dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động. Trường hợp từ chối (không đủ điều kiện để hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp) thì thông báo bằng văn bản, có nêu rõ lý do.

Người lao động chưa tìm được việc làm trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp được Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp thì Trung tâm Dịch vụ việc làm xác nhận về việc đã giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động vào sổ bảo hiểm xã hội và gửi lại người lao động cùng với quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi chụp sổ bảo hiểm xã hội để lưu hồ sơ.

Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động được tính từ ngày thứ 16 theo ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.

- Bước 4 : Quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp được Trung tâm Dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động; 01 bản đến người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

- Bước 5: Căn cứ vào ngày ghi trong phiếu hẹn trả kết quả, người lao động phải đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc ủy quyền hoặc qua đường bưu điện và nhận kết quả trực tiếp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

c) Thành phần hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.

+ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:

  •  Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
  •  Quyết định thôi việc;
  •  Quyết định sa thải;
  •  Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
  •  Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

* Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng đó.

+ Sổ bảo hiểm xã hội.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày Trung tâm Dịch vụ việc làm tiếp nhận đủ hồ sơ theo quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người thất nghiệp có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định thủ tục hành chính: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Dịch vụ việc làm trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc văn bản từ chối, có nêu rõ lý do.

i) Lệ phí: Không.

h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 49 Luật Việc làm.

Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều 43 của Luật Việc làm; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 43 của Luật Việc làm;

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16 tháng 11 năm 2013;

- Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp;

- Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015;

 

Mẫu số 03: Ban hành kèm theo Thông t­ư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Th­ương binh và Xã hội

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------

ĐỀ NGHỊ HƯỞNG TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP

Kính gửi: Trung tâm Dịch vụ việc làm ……………..............

 

Tên tôi là:.………………..….. sinh ngày ...... /……./…… Nam o, Nữ o

Số chứng minh nhân dân: ……………………...……………………….

Ngày cấp: ……/……../….….

Nơi cấp:………………………………………….........

Số sổ BHXH: …………………………………..………………………

Số điện thoại:………….……..…Địa chỉ email (nếu có)……………...…

Dân tộc:…………………………. Tôn giáo:……………..…………

Số tài khoản (ATM nếu có)……….….… tại ngân hàng:………………

Trình độ đào tạo:…………………………………………………………

Ngành nghề đào tạo:……………………………………………………

Nơi thường trú (1):………………………………………………………

Chỗ ở hiện nay (2):…………………..…...…………………………..…

Ngày …../……/……, tôi đã chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc với (tên đơn vị)...............................................................................................

tại địa chỉ:...............................................................................................................

Lý do chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc:…………………

…………………………………………………………………………………..

Loại hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc:……………………………

Số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp................................tháng.

Nơi đề nghị nhận trợ cấp thất nghiệp (BHXH quận/huyện hoặc qua thẻ ATM):………………...………………….…………………………….…………

Kèm theo Đề nghị này là (3)........................................................................ và Sổ bảo hiểm xã hội của tôi.

Đề nghị quý Trung tâm xem xét, giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp cho tôi theo đúng quy định.

Tôi cam đoan nội dung ghi trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

.........., ngày ....... tháng ..... năm ……..

Người đề nghị

(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1, 2) Ghi rõ số nhà, đường phố, tổ, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc.

(3) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây: Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; Quyết định thôi việc; Quyết định sa thải; Quyết định kỷ luật buộc thôi việc; Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

 

4. Thủ tục “Tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp”

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động không đến thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định, Trung tâm Dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.

- Bước 2: Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành quyết định về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp.

- Bước 3: Quyết định về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp được Trung tâm Dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện tạm dừng chi trả trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động; 01 đến gửi người lao động để biết và thực hiện.

b) Cách thức thực hiện: Khi người lao động không đến thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định, Trung tâm Dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.

c) Thành phần hồ sơ:

Giấy tờ chứng minh về việc không thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định của người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

đ) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người lao động không đến thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Dịch vụ việc làm trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp.

i) Lệ phí: Không quy định.

k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không đến thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định.

Thời gian tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động không được hưởng tiền trợ cấp thất nghiệp.

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16 tháng 11 năm 2013;

- Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp;

- Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 nêu trên.

5. Thủ tục “Tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp”

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động tiếp tục thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định đối với người lao động bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu vẫn còn thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thì Trung tâm Dịch vụ việc làm trình Giám đốc Sở Lao động -Thương binh và Xã hội quyết định về việc tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.

- Bước 2: Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Quyết định về việc tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp.

- Bước 3: Quyết định về việc tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp được Trung tâm Dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện tiếp tục chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động; 01 bản đến người lao động để biết và thực hiện.

b) Cách thức thực hiện: Người lao động phải trực tiếp đến thông báo về việc tìm kiếm việc làm với Trung tâm Dịch vụ việc làm.

c) Thành phần hồ sơ:

Văn bản Thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng của người lao động theo quy định.

d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

đ) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người lao động  tiếp tục đến thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu vẫn còn thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Dịch vụ việc làm trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định về việc tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp.

i) Lệ phí: Không quy định.

k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Văn bản Thông báo về việc tìm kiếm việc làm (mẫu số 16 ban hành theo Thông tư số 28/TT-BLĐTBXH).

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Người lao động tiếp tục thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định khi bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu vẫn còn thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16 tháng 11 năm 2013;

- Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp;

- Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 nêu trên.

 Mẫu số 16: Ban hành kèm theo Thông t­ư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Th­ương binh và Xã hội

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

THÔNG BÁO VỀ VIỆC TÌM KIẾM VIỆC LÀM

Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ:…….

Kính gửi: Trung tâm Dịch vụ việc làm ………………….............................

 

Tên tôi là: ..........................................sinh ngày ............. / ............ /………

Số chứng minh nhân dân: ……………………...………………………

Ngày cấp: ……/……../….….

Nơi cấp:……………………………………….............

Chỗ ở hiện nay:..……………….…………………………………...……

Số điện thoại :...............................................................................................

Theo Quyết định số..........… ngày........./......../......... tôi được hưởng trợ cấp thất nghiệp...................tháng, kể từ ngày......./....../..... đến ngày….../......../...... tại tỉnh/thành phố.....................................

Tôi thông báo kết quả tìm kiếm việc làm theo quy định, cụ thể như sau:

(1) Đơn vị thứ nhất (Tên đơn vị, địa chỉ, người trực tiếp liên hệ, vị trí công việc dự tuyển, kết quả).

………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

(2) Đơn vị thứ hai (Tên đơn vị, địa chỉ, người trực tiếp liên hệ, vị trí công việc dự tuyển, kết quả).

………..……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………

(…) Tên đơn vị thứ (…): (Tên đơn vị, địa chỉ, người trực tiếp liên hệ, vị trí công việc dự tuyển, kết quả).

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………….

Tình trạng việc làm hiện nay:

o Không có việc làm

o Có việc làm nhưng chưa giao kết HĐLĐ/HĐLV (ghi rõ tên đơn vị, địa chỉ, công việc đang làm) ……………………..................................………………

Tình trạng khác (ốm đau, thai sản,…..)…………………………………

Tôi cam đoan nội dung ghi trên là đúng sự thật, nếu sai tôi chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

………., ngày….. tháng…. năm……

Người thông báo

(ký, ghi rõ họ tên)

 

6. Thủ tục “Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp”

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1:

+ Đối với người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp: Có việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; ra nước ngoài để định cư, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên thì người lao động phải thông báo với Trung tâm Dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định và kèm theo giấy tờ có liên quan đến việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp (bản chụp). Trung tâm Dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.

+ Đối với người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp: Sau 2 lần từ chối nhận việc làm do Trung tâm Dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng; trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, 03 tháng liên tục không thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm với Trung tâm Dịch việc làm theo quy định; bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp; chết; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; bị tòa án tuyên bố mất tích; bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì Trung tâm Dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.

- Bước 2: Giám đốc Sở lao động – Thương binh và Xã hội ban hành quyết định về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.

- Bước 3: Quyết định chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp được Trung tâm Dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động; 01 bản đến người lao động.

b) Cách thức thực hiệnĐối với người lao động chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp: tìm được việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; ra nước ngoài để định cư, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên thì người lao động trực tiếp thông báo hoặc gửi thông báo theo đường bưu điện kèm theo các giấy tờ có liên quan đến việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp (bản chụp).

c) Thành phần hồ sơ:

Đối với trường hợp người lao động phải thông báo với Trung tâm Dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định:

* Văn bản Thông báo của người lao động về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.

* Các giấy tờ chứng minh người lao động thuộc đối tượng chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Bao gồm một trong các giấy tờ sau:

- Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp (để tính thời gian chấm dứt hưởng).

- Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp chưa hết thời hạn hưởng nhưng đã tìm được việc làm.

- Giấy triệu tập thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an đối với người thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an.

- Quyết định hưởng lương hưu.

- Giấy tờ chứng minh về việc 02 lần từ chối nhận việc làm do Trung tâm Dịch vụ việc làm giới thiệu mà không có lý do chính đáng.

- Giấy tờ chứng minh về việc không thông báo về việc tìm kiếm việc làm trong 03 tháng liên tục.

- Giấy tờ chứng minh người lao động định cư ở nước ngoài (xác minh của Xã, phường, thị trấn...).

- Giấy báo nhập học đối với học tập trong nước. Trường hợp học tập ở nước ngoài thì phải có giấy tờ chứng minh về việc xuất cảnh.

- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp của cơ quan có thẩm quyền.

- Giấy chứng minh người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chết (Giấy chứng tử, xác minh của Xã, phường, thị trấn....).

- Quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở cai nghiện bắt buộc của cơ quan có thẩm quyền.

- Quyết định của tòa án tuyên bố mất tích.

- Quyết định tạm giam, chấp hành hình phạt tù của cơ quan có thẩm quyền.

d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

đ) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Dịch vụ việc làm.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.

i) Lệ phí: Không quy định.

k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Thông báo về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động (mẫu số 23 ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/NĐ-CP – Quy định đối với người lao động chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp: tìm được việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; ra nước ngoài để định cư, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên).

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp sau: hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; có việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; sau 2 lần từ chối nhận việc làm do Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng; trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, 03 tháng liên tục không thực hiện thông báo hàng tháng về việc tìm kiếm việc làm với Trung tâm Dịch việc làm theo quy định; ra nước ngoài để định cư, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp; chết; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; bị tòa án tuyên bố mất tích; bị tạm giam, chấp nhận hình phạt tù.

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16 tháng 11 năm 2013;

- Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp;

- Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 nêu trên.

 

Mẫu số 23: Ban hành kèm theo Thông t­ư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Th­ương binh và Xã hội

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

THÔNG BÁO

Về việc ………………………………… (1)

Kính gửi: Trung tâm Dịch vụ việc làm …………………………

 

Tên tôi là:…………………………. sinh ngày:…………………………

Số chứng minh nhân dân: …………...…………………………………..

Ngày cấp: ……/……../….…. nơi cấp:…………………………………….

Số sổ BHXH :………...................................................................................

Nơi thường trú:………….….........................................................................

Chỗ ở hiện nay:..……………….…………………………………...……

Hiện nay, tôi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Quyết định số................... ngày ......../......./........ của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố ........................................................................

Tổng số tháng tôi đã hưởng trợ cấp thất nghiệp: ........... tháng

Nhưng vì lý do (1)………………………………………………………..

..........................................................................................………………………………………………………………………………………. nên tôi gửi thông báo này (kèm theo bản chụp giấy tờ có liên quan).

Đề nghị quý Trung tâm xem xét, thực hiện các thủ tục về chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp để bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với số tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp mà tôi chưa nhận tiền tại tổ chức bảo hiểm xã hội./.

 

 

……, ngày … tháng … năm ……

Người thông báo

(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú :

  1. Có việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lênchấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trư­ờng giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
  2.  

 7. Thủ tục “Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp (chuyển đi)”

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ­ương khác thì phải làm đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu quy định.

- Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của người lao động, Trung tâm Dịch vụ việc làm có trách nhiệm cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động và gửi giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho Trung tâm Dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đến.

Khi nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động trả lại thẻ bảo hiểm y tế cho tổ chức bảo hiểm xã hội nơi đang chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.

- Bước 3: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động, Trung tâm Dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đi gửi thông báo về việc chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để dừng việc chi trả trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

b) Cách thức thực hiện: Người lao động phải trực tiếp đến Trung tâm Dịch vụ việc làm để đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp.

c) Thành phần hồ sơ: Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động; giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp; bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; bản chụp các quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có); bản chụp thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng  (nếu có), các giấy tờ khác có trong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

đ) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.

g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp và văn bản thông báo Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nơi người lao động chuyển đi dừng việc chi trả trợ cấp thất nghiệp.

i) Lệ phí: Không quy định.

k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp (mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH).

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định và có nhu cầu chuyển hưởng trợ cấp nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ­ương khác.

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16 tháng 11 năm 2013;

- Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp;

- Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 nêu trên.

 Mẫu số 10: Ban hành kèm theo Thông t­ư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Th­ương binh và Xã hội

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------

ĐỀ NGHỊ CHUYỂN NƠI HƯỞNG TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP

Kính gửi: Trung tâm Dịch vụ việc làm …………………………………

 

Tên tôi là: ..................................................... sinh ngày…......./…..…/……

Số chứng minh nhân dân: ……………………...…………………………

Ngày cấp: ……/……../….….

Nơi cấp:……………………………………….............

Số sổ BHXH:……........................................................................................

Nơi thường trú:………….…........................................................................

Chỗ ở hiện nay:..….…………….…………………………………......

Hiện nay, tôi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Quyết định số ............. ngày ........../........../............ của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố ……………………………………………………………………

.......................................................................................................................

Tổng số tháng được hưởng trợ cấp thất nghiệp:……………...……tháng

Đã hưởng trợ cấp thất nghiệp: ................tháng

Nhưng vì lý do: ……………………………………………………………

tôi đề nghị quý Trung tâm chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh/thành phố............................để tôi được tiếp tục hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định./.

 

 

.........., ngày ....... tháng ..... năm ……..

Người đề nghị

(Kýghi rõ họ tên)

 

8. Thủ tục “Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp (chuyển đến)”

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày người lao động nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải nộp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho Trung tâm Dịch vụ việc làm nơi chuyển đến trừ trường hợp theo quy định tại Khoản 6 Điều 22 Nghị định số 28/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp.

- Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp do người lao động chuyển đến, Trung tâm Dịch vụ việc làm gửi văn bản đề nghị Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nơi chuyển đến để tiếp tục thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động kèm theo bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.

b) Cách thức thực hiện: Người lao động phải trực tiếp đến Trung tâm Dịch vụ việc làm nơi chuyển đến để nộp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp.

c) Thành phần hồ sơ:

- Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động;

- Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp;

- Bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;

- Bản chụp các quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có);

- Bản chụp thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng (nếu có), các giấy tờ khác có trong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

đ) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Trung tâm Dịch vụ việc làm trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người lao động chuyển đến hưởng trợ cấp thất nghiệp.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản đề nghị Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nơi chuyển đến để tiếp tục thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.

i) Lệ phí: Không quy định.

k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Người lao động có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp nơi chuyển đến.

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16 tháng 11 năm 2013;

- Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp;

- Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 nêu trên.

 9. Thủ tục “Thông báo về việc tìm việc làm hằng tháng”

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng người lao động phải trực tiếp thông báo về việc tìm kiếm việc làm với Trung tâm Dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 10 Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015.

- Bước 2: Ngày người lao động thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm được ghi cụ thể trong phụ lục quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.

- Bước 3: Trường hợp ngày thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm của người lao động nằm trong khoảng thời gian làm thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP thì người lao động không phải thực hiện việc thông báo về việc tìm kiếm việc làm với Trung tâm Dịch vụ việc làm.

b) Cách thức thực hiện: Người lao động phải trực tiếp đến Trung tâm Dịch vụ việc làm để thực hiện việc thông báo tìm kiếm việc làm.

c) Thành phần hồ sơ: Văn bản Thông báo về việc tìm kiếm việc làm.

d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

đ) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Dịch vụ việc làm.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Người lao động tiếp tục được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

i) Lệ phí: Không quy định.

k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Thông báo về việc tìm kiếm việc làm (Mẫu số 16 ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH).

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16 tháng 11 năm 2013;

- Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp;

- Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 nêu trên.

           

Mẫu số 16: Ban hành kèm theo Thông t­ư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Th­ương binh và Xã hội

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

THÔNG BÁO VỀ VIỆC TÌM KIẾM VIỆC LÀM

Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ:…….

Kính gửi: Trung tâm Dịch vụ việc làm ………………….............................

 

Tên tôi là: ..........................................sinh ngày ............. / ............ /………

Số chứng minh nhân dân: ……………………...……………………….

Ngày cấp: ……/……../….….

Nơi cấp:……………………………………….............

Chỗ ở hiện nay:..……………….…………………………………...….

Số điện thoại :...............................................................................................

Theo Quyết định số..........… ngày........./......../......... tôi được hưởng trợ cấp thất nghiệp...................tháng, kể từ ngày......./....../..... đến ngày….../......../...... tại tỉnh/thành phố..................................................................

Tôi thông báo kết quả tìm kiếm việc làm theo quy định, cụ thể như sau:

(1) Đơn vị thứ nhất (Tên đơn vị, địa chỉ, người trực tiếp liên hệ, vị trí công việc dự tuyển, kết quả).

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………

(2) Đơn vị thứ hai (Tên đơn vị, địa chỉ, người trực tiếp liên hệ, vị trí công việc dự tuyển, kết quả).

………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

(…) Tên đơn vị thứ (…): (Tên đơn vị, địa chỉ, người trực tiếp liên hệ, vị trí công việc dự tuyển, kết quả).

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………

Tình trạng việc làm hiện nay:

o Không có việc làm

o Có việc làm nhưng chưa giao kết HĐLĐ/HĐLV (ghi rõ tên đơn vị, địa chỉ, công việc đang làm)

…………………….....................................................................................……………………………………………………………………..........................

Tình trạng khác (ốm đau, thai sản,…..)…………………………………

Tôi cam đoan nội dung ghi trên là đúng sự thật, nếu sai tôi chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

………., ngày….. tháng…. năm……

Người thông báo

(ký, ghi rõ họ tên)

 

10. Thủ tục hành chính về chính sách hỗ trợ cho người lao động tỉnh Bình Định đi làm việc có thời hạn ở nuốc ngoài theo hợp đồng, giai đoạn 2017 - 2020

a) Cơ sở pháp lý tổ chức thực hiện: Quyết định 30/2017/QĐ-UBND ngày 14/07/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định về việc ban hành Quy định chính sách hỗ trợ cho người lao động tỉnh Bình Định đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, giai đoạn 2017 – 2020.

b) Đối tượng hỗ trợ: Người lao động có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Bình Định có nhu cầu đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng tại các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và đi du học điều dưỡng tại Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Đức qua các đơn vị có chức năng được cấp phép của cấp có thẩm quyền đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng.

c) Trình tự thực hiện: Người được ủy quyền trực tiếp nộp đầy đủ hồ sơ đề nghị hỗ trợ tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Định.

d) Cách thc thực hiện: Trực tiếp tại Trung tâm.

e) Thành phần hồ sơ

- Giấy đề nghị hỗ trợ (bảng chính)  

- Giấy ủy quyền (bảng chính)

- Phiếu thu đào tạo ngoại ngữ, nghề, chi phí làm thủ tục (bảng chính)

- Giấy chứng minh nhân dân của người nhận tiền (bản sao)

- Giấy xác nhận đã hoàn thành khóa học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết (bảng chính)

- Thông báo lịch xuất cảnh (bản sao)

+ Hợp đồng ký kết giữa người lao động và doanh nghiệp (bản sao)

+ Giấy tờ chứng minh khám sức khỏe (Phiếu thu, hợp đồng khám sức khỏe có ghi tổng chi phí) (bản sao): Giấy xác nhận bảng kê chi phí.

+ Bảng tổng chi phí đi làm việc ở nước ngoài (bản sao)

f) Thời hạn giải quyết: Ngay sau khi nộp hồ sơ.

g) Cơ quan thực hiện: Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Định.

h) Kết quả thực hiện: Người được ủy quyền nhận hỗ trợ.

i) Phí, lệ phí: Không quy định

k) Mẫu biểu: Giấy đề nghị hỗ trợ; Giấy ủy quyền (mẫu số 2a, 2b ban hành kèm theo công văn số 3025/SLĐTBXH-VLATLĐ ngày 15/11/2017 của Sở Lao động – Thương bình và Xã hội tỉnh Bình Định).

m) Yêu cầu, điều kiện thực hiện:

- Người lao động có lịch xuất cảnh từ ngày 24/07/2017 trở về sau.

- Người được ủy quyền nộp hồ sơ sau khi người lao động đã xuất cảnh theo hợp đồng.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 GIẤY ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ

Kính gửi: Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Định

Họ và tên: .................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………...... Giới tính:..........

Số hộ chiếu:….............................. ngày cấp: …………………..……… 

Đăng ký thường trú tại: .................................................................... .......

Tôi làm đơn này kính đề nghị quý Cơ quan hỗ trợ các khoản chi phí học nghề, ngoại ngữ và các chi phí làm thủ tục để đi làm việc ở nước ngoài theo quy định tại Quyết định số 30/2017/QĐ-UBND ngày 14/7/2017 của UBND tỉnh ban hành Quy định chính sách hỗ trợ cho người lao động tỉnh Bình Định đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, giai đoạn 2017 – 2020 để tham gia đi làm việc tại nước …………...

Số tiền đề nghị hỗ trợ: ………………………..

Bao gồm:

- Chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ: …………..…. đ

- Chi phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết: ……………. đ

- Chi phí làm thủ tục để đi làm việc ở nước ngoài: ……………… đ

(Hồ sơ, chứng từ kèm theo).

Hình thức nhận tiền hỗ trợ:            Tiền mặt □               Chuyển khoản □

Trường hợp nhận tiền hỗ trợ thông qua tài khoản ngân hàng, đề nghị chuyển tiền vào tài khoản (tên tài khoản): ………………………………… Số tài khoản: ….……………………………………………. tại Ngân hàng: ………………………………………………….…

Tôi hiểu mọi quyền lợi được hỗ trợ khi tham gia chương trình và xin cam kết chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của Nhà nước./.

                                                          ... ………, ngày ... tháng .... năm ….....
                                                                        Người làm đơn
                                                                    (Ký tên và ghi rõ họ tên)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 
 

 

GIẤY ỦY QUYỀN

 

(Dành cho cá nhân)

 

- Căn cứ Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Căn cứ vào các văn bản hiến pháp hiện hành.

............................, ngày...... tháng...... năm 20...... ; chúng tôi gồm có:

I. BÊN ỦY QUYỀN:

Họ tên:.......................................................................................................

Địa chỉ:......................................................................................................

Số CMND: .......................cấp ngày: ......…........ nơi cấp:........................

Quốc tịch:..................................................................................................

II. BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN: 

Họ tên:.......................................................................................................

Địa chỉ:......................................................................................................

Số CMND:............................. cấp ngày: ................. nơi cấp:...................

Quốc tịch:..................................................................................................

III. NỘI DUNG ỦY QUYỀN:

Tôi ủy quyền cho ……………….......……….., là ……………….……

Được nhận tiền hỗ trợ khi tham gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng

IV. CAM KẾT

- Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên.

- Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết.

Giấy ủy quyền trên được lập thành .......... bản, mỗi bên giữ ......... bản.

BÊN ỦY QUYỀN
(Ký, họ tên)

BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN
(Ký, họ tên)

 

 

 

XÁC NHẬN CỦA UBND CẤP XÃ

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

 

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Phòng chuyên môn của Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Định, có trách nhiệm phối hợp thực hiện

a) Bộ phận Tư vấn ban đầu:

¨ Tiếp nhận dữ liệu từ các Phòng ban để thực hiện nhiệm vụ:

- Từ Phòng Tư vấn, giới thiệu việc làm và CƯLĐ các nội dung: Thông tin việc làm trống, tài liệu kế hoạch về tổ chức Sàn GDVL; Hợp đồng cung ứng lao động cho các Doanh nghiệp để tư vấn, giới thiệu NLĐ có khả năng, nhu cầu.

- Từ Phòng Bảo hiểm thất nghiệp các nội dung: Quyết định về các chế độ BHTN, Công văn thông báo, hồ sơ chuyển hưởng,…

- Từ Phòng Đào tạo và thông tin TTLĐ các nội dung: Thông tin về chính sách dạy nghề, các khóa đào tạo nghề, cơ sở đào tạo nghề; Báo cáo phân tích, dự báo thị trường lao động và việc làm.

¨ Bàn giao các dữ liệu đã tiếp nhận cho các Phòng chuyên môn để xử lý:

- Bàn giao cho Phòng Tư vấn, giới thiệu việc làm và cung ứng lao động: Danh sách NLĐ và NLĐ đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được giới thiệu việc làm.

- Bàn giao cho Phòng Bảo hiểm thất nghiệp: Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ BHTN, Thông báo về việc tìm kiếm việc làm của NLĐ đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề của NLĐ thất nghiệp.

- Bàn giao cho Phòng Đào tạo và thông tin thị trường lao động: Danh sách NLĐ đăng ký học nghề, Thông tin về NLĐ như: nhu cầu về việc làm, trình độ, tuổi, giới tính,…).

b) Phòng Tư vấn, giới thiệu việc làm và cung ứng lao động:

- Phối hợp với Bộ phận Tư vấn ban đầu để thực hiện nhiệm vụ: Cung cấp, khai thác, cập nhật thông tin về tuyển dụng lao động, việc làm trống và các chương trình Sàn Giao dịch việc làm, để làm cơ sở tư vấn việc làm đối với NLĐ và NSDLĐ.

- Phối hợp với các Phòng Đào tạo và TTTTLĐ, Phòng BHTN, Bộ phận Tư vấn ban đầu để thực hiện nhiệm vụ như sau: Đón tiếp, tư vấn đối với NSDLĐ về việc tuyển lao động, về quản trị và phát triển nguồn nhân lực, về sử dụng lao động và phát triển việc làm; Thực hiện đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực tìm kiếm việc làm cho NLĐ; Cung ứng lao động theo nhu cầu của NSDLĐ.

c) Phòng Bảo hiểm thất nghiệp

- Phối hợp với Bộ phận tư vấn ban đầu để thực hiện nhiệm vụ: Xử lý hồ sơ BHTN, đơn khiếu nại của NLĐ.

- Phối hợp với Phòng Đào tạo và TTTTLĐ để thực hiện thẩm định xét duyệt hồ sơ hỗ trợ học nghề.

- Phối hợp với Phòng Đào tạo và TTTTLĐ, Phòng Tư vấn GTVL và CƯLĐ, Bộ phận tư vấn ban đầu để thực hiện việc tổng hợp theo dõi tình hình thực hiện BHTN.

d) Phòng Đào tạo và TTTTLĐ

- Phối hợp với Phòng Bảo hiểm thất nghiệp và Bộ phận Tư vấn ban đầu để thực hiện việc hỗ trợ đào tạo, tổ chức dạy nghề đối với NLĐ thất nghiệp, các cá nhân có nhu cầu học nghề và nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

- Phối hợp với các Phòng/Bộ phận chuyên môn để thực hiện các nhiệm vụ có liên quan.

2. Trách nhiệm của các Phòng chuyên môn của Trung tâm.

- Giao Bộ phận Tư vấn ban đầu thuộc Phòng Bảo hiểm thất nghiệp của Trung tâm làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ từ tổ chức, cá nhân, kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ theo quy định; cập nhật vào sổ theo dõi tiếp nhận hồ sơ, nhập dữ liệu hồ sơ vào máy tính; viết giấy biên nhận và phiếu hẹn thời gian trả kết quả, lập phiếu luân chuyển hồ sơ ghi rõ thời hạn giải quyết để chuyển cho các Phòng chuyên môn của Trung tâm xem xét, giải quyết.

- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ phận Tư vấn ban đầu phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết để hoàn thiện hồ sơ.

- Công khai quy trình thực hiện thủ tục hành chính tại Bộ phận Tư vấn ban đầu của Trung tâm.

3. Xử lý vi phạm và khen thưởng

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định hoặc cản trở việc tổ chức thực hiện TTHC theo Quy định này thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hợp đồng của Trung tâm thực hiện tốt theo Quy định này thì được đề xuất Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Định khen thưởng theo quy định.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, các Phòng chuyên môn của Trung tâm chủ động, phối hợp, trao đổi thống nhất để báo cáo Giám đốc Trung tâm xem xét, điều chỉnh, bổ sung Quy định này cho phù hợp./.

 

                                                                              GIÁM ĐỐC

 

 

 

                                                                             n Nghinh

 

 

 

 

Liên hệ để tham gia sàn GDVL

  • Điện thoại: 0256. 3646509
  • Email: pvl@vieclambinhdinh.gov.vn

Tư vấn miễn phí

  • Giới Thiệu Việc Làm
    Nguyễn Lê Thư
    Điện Thoại : 0914737713
  • Hỗ Trợ Chung
    Nguyễn Trọng Ân
    Điện Thoại : 0905413108
  • Bảo Hiểm Thất Nghiệp
    Nguyễn Tiến Sỹ
    Điện Thoại : 0935662679
  • Đào Tạo & TTTTLĐ
    Lê Thị Quang Yến
    Điện Thoại : 0914540415